Gửi con cho bố mẹ chăm sóc thì còn quyền nuôi con không?

Vợ chồng tôi ly hôn cách đây được 3 tháng rồi tòa giao cho tôi quyền trực tiêp nuôi con vì lúc đó con tôi mới có 14 tháng tuổi. Trong quyết định tòa giao cho tôi có ghi là chồng tôi chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho con 2 triệu /1 tháng. Nhưng từ lúc nhận quyết định chồng tôi vẫn chưa cấp dưỡng cho con. Bây giờ gọi điện doạ giẫm và đòi lại quyền nuôi con . Và cho tôi hỏi là tôi ở trọ công việc ổn định và bây giờ nhà bố mẹ tôi cách nơi làm việc 30km tôi gửi con trong đó đi về thì tôi còn có quyền được nuôi con không? Chân thành cảm ơn! Thủy Tiên - tien*****@gmail.com

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

==> Như bạn trình bày thì khi ly hôn Tòa án quyết định giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng, và chồng bạn có trách nhiệm phải cấp dưỡng cho con hàng tháng là 2.000.000 đồng. Chồng bạn vẫn chưa thực hiện việc cấp dưỡng cho con. Như vậy là chồng bạn đã vi phạm nghĩa vụ. Bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề này.

Ngoài ra, theo quy định trên đây thì căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con là người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bạn ở trọ công việc ổn định và bây giờ nhà bố mẹ bạn cách nơi làm việc 30km, bạn gửi con ở nhà bố mẹ mình. Việc này không thể chứng minh là bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu chồng bạn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định dựa vào rất nhiều yếu tố khác nữa.    

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giành quyền nuôi con khi ly hôn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào