Mức trợ cấp tuất đối với người hưởng lương hưu?
Khoản 3 Điều 139 Luật BHXH quy định: Người đang hưởng lương hưu hàng tháng trước ngày Luật BHXH có hiệu lực thì khi chết được áp dụng chế độ tử tuất theo quy định tại Luật BHXH.
Theo Điều 66 Luật BHXH, Điều 38 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ (hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc) quy định: Người chết đang hưởng lương hưu có thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì không được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì khi ông bạn mất, thân nhân của ông bạn không được hưởng trợ cấp tuất một lần nên trả lời như trên của Phòng LĐ-TB&XH là không đúng theo quy định tại Điều 66 Luật BHXH, Điều 38 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
Về trường hợp khi ông bạn mất để lại người vợ sinh năm 1928 vẫn đang còn sinh sống và không có một chế độ nào, theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 152/NĐ-CP: Người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân (vợ từ đủ 55 tuổi trở lên... không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung) được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Điều 37 Nghị định số 152/NĐ-CP quy định: Mức trợ cấp hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá bốn người đối với một người chết.
Như vậy hàng tháng bà của bạn được nhận trợ cấp tuất hàng tháng theo mức trợ cấp quy định như trên.
Thư Viện Pháp Luật