Thời hạn nghiên cứu, giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật

Tìm hiểu quy định về việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Ban biên tập cho hỏi: Thời hạn nghiên cứu, giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật được quy định như thế nào?

Thời hạn nghiên cứu, giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 15 Quyết định 201/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất giải quyết đơn và các tài liệu kèm theo của người được phân công giải quyết, Thủ trưởng Đơn vị giải quyết thuộc Viện kiểm sát có thẩm quyền phải có ý kiến bằng văn bản về việc giải quyết đơn, trình Phó Viện trưởng phụ trách khối của Viện kiểm sát cấp mình cho ý kiến về đường lối giải quyết.

Đối với Thủ trưởng Đơn vị giải quyết thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao không phải là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Thủ trưởng đơn vị phải chuyển văn bản có ý kiến của mình và các tài liệu có liên quan đến Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được phân công (nếu có) cho ý kiến trước khi trình Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ trưởng đơn vị, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được phân công phải có ý kiến về đường lối giải quyết đơn.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản có ý kiến của Thủ trưởng đơn vị giải quyết, ý kiến của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được phân công (đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao) và các tài liệu kèm theo, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có ý kiến về đường lối giải quyết đơn. Trường hợp Phó Viện trưởng có ý kiến về việc ban hành kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì phải trình Viện trưởng xem xét, quyết định.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào