Hình thức đầu tư BCC và các vấn đề pháp lý liên quan đến BCC

Công ty tôi đang dự kiến ký hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức BCC. Xin luật sư giải thích rõ hơn về hình thức đầu tư BCC và các vấn đề pháp lý liên quan đến BCC?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là hình thức đầu tư trực tiếp theo quy định của Luật đầu tư. Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Các vấn đề pháp lý như đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức pháp lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Tùy thuộc và lĩnh vực hợp tác mà hợp tác kinh doanh BCC chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan.

Ưu điểm của hình thức này là:

Một là, giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức, vật chất khi không cần thành lập một pháp nhân mới nhưng vẫn hoạt động đầu tư một cách bình thường;
Hai là, các nhà đầu tư có thể tương hỗ lẫn nhau, bổ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh;
Ba là, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Do đó, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư.

Nhược điểm:

Do không thành lập pháp nhân mới, không có con dấu riêng nên dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hoạt động hợp tác kinh doanh;
Pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC. Đây cũng là một rủi ro cần được tiên liệu trước trong khi thực hiện hợp đồng BCC.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hình thức đầu tư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào