Hóa đơn điện tử như thế nào được xem là hợp pháp?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 và các Điều 6,7,8,9 Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử hợp pháp phải được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; trên hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ;
- Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng; Tổng số tiền thanh toán;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có);
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử và định dạng hóa đơn điện tử thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng
Thư Viện Pháp Luật