Người nước ngoài có được đăng ký ngôn ngữ là tiếng của nước mình khi cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh, có quy định:
Một trong những giấy tờ, tài liệu để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh lần đầu đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trong đó có:
a) Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc;
c) Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ để khám bệnh, chữa bệnh:
- Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này để khám bệnh, chữa bệnh;
- Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 18 Nghị định này và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc.
=> Như vậy, theo quy định trên thì khi người nước ngoài làm hồ sơ xin cấp chỉ hành nghề khám chữa bệnh có thể đăng ký bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Trường hợp đăng ký tiếng mẹ đẻ của người đó thì phải có thêm giấy chứng nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 5 nêu trên. Nếu đăng ký ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ thì phải có thêm giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản 5.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật