Di chuyển cây gỗ quý sang tỉnh khác có cần phải xin phép không?
Theo như nội dung bạn cung cấp có thể thấy sổ của bạn là sổ đỏ, không phải sổ xanh.
Sổ xanh” là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Lâm trường cấp để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn (hình thức là cho thuê đất), khi hết hạn thì có thể bị Lâm trường thu hồi nếu như địa phương đó chưa có chính sách giao đất cho người dân. Có một số trường hợp, Lâm trường chỉ cho thuê đất nhưng người sử dụng không được phép chuyển nhượng thì sẽ không thể chuyển sang “Sổ đỏ” được.
Như vậy đất nông nghiệp nhà bạn không phải là đất được sử dụng với mục địch quản lý, khai thác và trồng rừng. Do đó, đối với cây gỗ hương trên có thể xác định quyền sở hữu theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất, như sau:
- Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp cụ thể mà bạn hỏi, nếu Giấy chứng nhận chưa ghi nhận tài sản gắn liền với đất, và bạn có nhu cầu đăng ký để tránh tranh chấp, thì bạn có thể làm thủ tục đăng ký bổ sung vào Giấy chứng nhận các tài sản này (tuy nhiên các tài sản đăng ký bổ sung này cần đạt đủ các điều kiện được đăng ký theo quy định).
Theo đó cây gỗ hương trên tuy thuộc nhóm quý hiếm nhưng đã hình thành và hiện hữu khi gia đình bạn được cấp sổ đỏ, đồng thời đất của bạn không phải là đất rừng. Do đó, có thể xác định cây gỗ hương này thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn và bạn có thể di chuyển mà không cần thực hiện xin phép cho việc di chuyển này.
Tuy nhiên việc di dời cây lâu năm có thể gây khó khăn và gây ảnh hưởng tới đô thị, đường xá và giao thông. Do đó, bạn nên liên hệ với bên UBND xã nơi có cây để thông báo và thực hiện các thủ tục liên quan nếu có.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật