Bị lừa tiền khi mua hàng qua mạng, làm cách nào biết địa chỉ nhà người bán?
Điều 387 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
Điều 13, 14 Luật Các tổ chức tín dụng 2010: Ghi nhận nghĩa vụ phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không được cung cấp thông tin này cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Điều 38 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, của các TCTD và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu không thể tìm kiếm thông tin cá nhân người thực hiện hành vi trên đối với bạn qua các kênh điện tử thông thường thì bạn không thể yêu cầu bên nhà mạng, bên cơ ngân hàng trích xuất các thông tin này cho bạn.
Ngoại trừ trong trường hợp bạn tố giác hành vi trên với cơ quan công an, sau khi xem xét các bằng chứng và xác định mức độ nghiêm trọng, cơ quan công an sẽ có quyền yêu cầu các bên nhà mạng, ngân hàng trích xuất thông tin của đối tượng để phục vụ điều tra.
Đồng thời, do tính chất phức tạp của 01 vụ việc dân sự và yếu tố dẫn tới cầu thành tội phạm hình sự nên không thể xác định rõ hành vi vi phạm trên. Tuy nhiên, theo nội dung bạn cung cấp có thể xác định ban đầu hành vi trên là hành vi "Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản" theo quy định của Điều 290 Bộ luật hình sự 2015.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật