Đại biểu HĐND chuyển công tác có bị bãi nhiệm không?
Căn cứ Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: "Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ".
Như vậy, thực chất việc cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã đến đơn vị khác công tác trong một khoảng thời gian nhất định bản chất là để đào tạo, bồi dưỡng thêm sau thời gian luân chuyển công tác đại biểu Hội đồng nhân dân lại quay về đơn vị ban đầu để công tác.
Theo đó, Điều 101 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:
Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
- Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.
Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
Như vậy, điều kiện để đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu là: Không còn công tác và không thường trú tại đơn vị mà mình được công tác (tức là đồng thời cả hai, vừa không còn công tác, vừa không thường trú).
Ngoài ra pháp luật còn quy định yêu cầu đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử ra mình. Như vậy, nếu đại biểu Hội dồng nhân dân cấp xã phải luân chuyển đến công tác ở một đơn vị khác thì vẫn được tiếp tục hoạt động tại đơn vị nơi họ được bầu cử.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật