Áp dụng sai hình thức kỷ luật lao động
1.Thứ nhất: về hình thức kỷ luật lao động:
Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/05/2013. Theo quy định pháp luật về lao động hiện hành cụ thể tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2012 đã có quy cụ cụ thể về các hình thức xử lý kỷ luật lao động.
Điều 125: Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1.Khiển trách
2.Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức
3.Sa thải
Bên cạnh đó tại khoản 1; khoản 2 Điều 123 : Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động có quy định rõ
Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Như vậy đối chiếu với quy định pháp luật ở 2 điều trên thì UBND huyện – nơi bạn làm việc đã vi phạm về hình thức kỷ luật cũng như nguyên tác kỷ luật lao động. Bởi lẽ: người sử dụng lao động không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Ở đây Cơ quan bạn đã áp dụng vừa cả hình thức khiển trách vừa cả hình thức kéo dài thời hạn nâng lương. Ngoaì ra pháp luật chỉ cho phép kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng mà cơ quan bạn lại áp dụng kéo dài thời hạn nâng lương 01 năm như bạn nói, thì Cơ quan bạn đã vi phạm những quy định pháp luật lao động.
Hình thức kỷ luật lao động “ chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn” đã bị bãi bỏ và không còn quy định trong BLLĐ năm 2012 nên sau khi kỷ luật người sử dụng lao động phải bố trí bạn vào làm việc lại ở vị trí cũ.
2. Vấn đề Hợp đồng lao động được ký là lái xe cơ quan mà bố trí làm bảo vệ có đúng không?(trong thời gian sắp hết thi hành kỷ luật)
Theo quy định tại Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Như vậy về nguyên tắc thì khi gặp khó khăn đột xuất tức là phải có lý do chính đáng thì Cơ quan bạn có quyền chuyển bạn, bố trí bạn làm ở một công việc khác so với hợp đồng lao động. Tuy nhiên công việc đó chỉ là bố trí tạm thời, họ phải thông báo rõ cho bạn biết trước 03 ngày làm việc. Và công việc mới được bố trí không được quá 60 ngày cộng dồn trong 1 năm trừ trường hợp bạn chấp nhận làm công việc mới đó với thời gian dài hơn.
Vấn đề thứ 3: Về khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Bởi cơ quan bạn đã áp dụng hình thức kỷ luật sai nên trước hết bạn có thể liên hệ với người đứng đàu phòng ban, nơi trực tiếp quản lý công việc bạn để yêu cầu giải quyết các quyền lợi của mình. Nếu phía cơ quan không chấp nhận thì bạn có thể khời kiện theo trình tự thủ tục sau:
Trước hết, nếu trong cơ quan của bạn có tổ chức Công đoàn thì bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ phía Công đoàn. Bạn có thể trình bày rõ trường hợp của mình cho tổ chức công đoàn nghe để họ có thể can thiệp và có ý kiến lại với người sử dụng lao động.
Nếu trong Cơ quan bạn không có tổ chức Công đoàn thì bạn có thể làm đơn khiếu nại về hành vi của Người sử dụng lao động. Theo quy định tại điều 200 BLLĐ thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân đó là:
1.Hòa giải viên lao động
2.Tòa án nhân dân
Hòa giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã , thành phố trực thuộc trung ương cử để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.
Và cũng theo quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thì trước hết bạn phải gửi đơn đến cơ quan hòa giải tranh chấp lao động, có hòa giải viên trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết ( có một số trường hợp luật quy định cụ thể thì không phải thông qua hòa giải của hòa giải viên mà có thể nộp đơn thẳng lên Tòa án)
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể tiến hành theo như chúng tôi đã tư vấn ở trên.
Thư Viện Pháp Luật