Nhà xây trái phép năm 2014, năm 2019 bị phát hiện thì có bị xử phạt?
Căn cứ Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
- Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Đồng thời theo Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm
Về cách tính thời hạn thì Điểm b Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính chỉ có 2 trường hợp là hành vi vi phạm đã kết thúc thì tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm và hành vi vi phạm vẫn đang được thực hiện thì tính từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Kể từ thời điểm bắt đầu đó, trong thời gian 1 năm các cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm đó hoặc 02 năm với các vi phạm hành chính khác theo quy định.
Như vậy, gia đình bạn biết và phải biết việc xây nhà trên đất nông nghiệp là vi phạm quy định về mục đích sử dụng đất nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cho đến khi bị cơ quan chức năng phát hiện. Do đó, thời hiệu xử phạt hành chính sẽ tính từ lúc cơ quan chức năng phát hiện chứ không phải tính từ thời điểm gia đình bạn xây nhà vào năm 2014 như bạn hiểu.
Từ đó, UBND địa phương nơi có nhà xây dựng trái phép sẽ có căn cứ để ra quyết định xử phạt
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật