Trách nhiệm của Tổ chức quản lý sổ lệnh đối với chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương pháp dựng sổ
Trách nhiệm của Tổ chức quản lý sổ lệnh đối với chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương pháp dựng sổ được quy định tại Điều 33 Thông tư 21/2019/TT-BTC hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
1. Yêu cầu doanh nghiệp cổ phần hóa/Ban chỉ đạo cổ phần hóa/Chủ sở hữu vốn cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin về việc bán cổ phần theo quy định.
2. Công bố thông tin theo quy định tại Thông tư này.
3. Mở sổ lệnh để tiếp nhận lệnh đặt mua của nhà đầu tư qua Đại lý dựng sổ và tổ chức thực hiện quản lý sổ lệnh.
4. Công bố thông tin về khối lượng đặt mua theo quy định.
5. Bảo mật các thông tin trên Phiếu đặt lệnh mua cổ phần của các nhà đầu tư đến khi đóng sổ lệnh.
6. Đóng sổ lệnh và kết thúc quá trình dựng sổ.
7. Ký Biên bản xác định kết quả dựng sổ, công bố kết quả dựng sổ và nhận tiền thanh toán mua cổ phần theo quy định.
8. Nộp tiền thu từ bán cổ phần theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp chậm nộp, Tổ chức quản lý sổ lệnh phải nộp thêm tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP .
9. Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về kết quả bán cổ phần theo quy định.
10. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này.
Trên đây là tư vấn về trách nhiệm của Tổ chức quản lý sổ lệnh đối với chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương pháp dựng sổ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 21/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật