Bị mời uống rượu tới mất tỉnh táo và gây thiệt hại, ai sẽ bồi thường?
Căn cứ Điều 596 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do dùng chất kích thích gây ra như sau:
- Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Theo đó, việc một người gây thiệt hại do sử dụng rượu hoặc chất kích thích khác vẫn bị coi là có lỗi, vì đã tự đưa mình “lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi".
Đồng thời căn cứ Khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự 2015 quy định thêm:
- Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo đó, người có hành vi dùng thủ đoạn xấu hoặc dùng các hành vi bạo lực khác nhau làm tê liệt sự kháng cự của người khác, khiến họ phải chấp nhận nghe theo mà không thể phản kháng phải “bồi thường cho người bị thiệt hại” nếu người bị ép lâm vào “tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi” mà gây thiệt hại.
Đối chiếu với trường hợp của anh Bình, mặc dù biết anh Bình không uống được nhiều nhưng cả phòng vẫn ép anh uống tới mức say không tỉnh táo nhưng không có các hành vi hay thủ đoạn khác khiến anh Bình không biết hoặc bị tê liệt ý chí mà không thể phản kháng, nên anh Bình vẫn có quyền từ chối. Việc Bình miễn cưỡng uống là do Bình tự mình lựa chọn và tự mình quyết định thực hiện. Bình là người đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên Bình có thể tự quyết định việc có tham gia đến nhà trưởng phòng nhậu hay không và uống tới mức nào thì dừng lại. Nếu từ đầu Bình không tham gia hoặc tham gia nhưng kiên quyết không uống thì dù cho cả phòng có mời uống đi nữa cũng không thể làm Bình say. Do đó, Bình vẫn bị coi là có lỗi, vì đã tự đưa mình “lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi”.
Do đó, trách nhiệm bồi thường chiếc bình cổ thuộc về anh Bình.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật