Người trực tiếp chế biến thức ăn trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy khám sức khỏe xử phạt như thế nào?
Hiện nay căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế có quy định đối với cở sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
Theo đó đối với người trực tiếp chế biến thức ăn thì phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm, mà để thực hiện được những điều này thì cần phải thực hiện các thủ tục về khám sức khỏe cho người lao động, nếu không căn cứ Khoản 7 Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
...
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Hiện nay chưa có chúng tôi chưa tìm được văn bản quy phạm pháp luật nào có quy định về việc chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có giấy khám sức khỏe, mà chỉ yêu cầu đối với người trực tiếp chế biến thức ăn của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mà thôi.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật