Sử dụng hàng hóa không có nhãn mác bắt buộc bằng tiếng Việt bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn hàng hóa có quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa cụ thể như sau:
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Mặt khác căn cứ Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Theo đó đối với từng hành vi vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa thì sẽ có những mức phạt tương ứng khác nhau , tuy nhiên đối với cung một hành vi vi phạm thì mức phạt của tổ chức bao giờ cũng gấp đôi cá nhân, mức phạt tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực này là 150.000.000 đồng và tổ chức là 300.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật