Viên chức có được ra khỏi công đoàn?
Điều 19 Luật Viên chức 2010 quy định Những việc viên chức không được làm:
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Điều 1 Điều lệ công đoàn Việt Nam 2013 thì Người lao động Việt Nam làm việc trong Cơ quan cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; người Việt Nam lao động tự do hợp pháp không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn.
Tại Khoản 3 Điều 2 Điều lệ công đoàn Việt Nam 2013 quy định:
Khi đoàn viên xin thôi tham gia Công đoàn thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tham gia công đoàn hoàn toàn tự nguyện, khi bạn không có mong muốn tham gia công đoàn bạn có thể làm đơn xin ra khỏi công đoàn. Việc bạn ra khỏi công đoàn không vi phạm Luật Viên chức, đây là quyền của bạn.
Trân trọng!