Hội đồng thẩm định quy hoạch năng lượng nguyên tử

Xin chào, Ban biên tập vui lòng tư vấn giúp tôi tìm hiểu về hội đồng thẩm định quy hoạch năng lượng nguyên tử theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 41/2019/NĐ-CP quy định về hội đồng thẩm định quy hoạch năng lượng nguyên tử như sau:

- Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch.

- Hội đồng thẩm định quy hoạch có tối thiểu 11 thành viên. Thành phần Hội đồng bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, thành viên của Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, đại diện cơ quan lập quy hoạch, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, tổ chức có liên quan, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản biện; ủy viên phản biện phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm và năng lực chuyên môn phù hợp với quy hoạch cần lập.

- Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm và quyền hạn:

+ Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;

+ Phân công cơ quan thường trực Hội đồng và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thẩm định;

+ Phê duyệt báo cáo thẩm định quy hoạch.

- Thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm và quyền hạn:

+ Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;

+ Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến tham gia bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định về lĩnh vực chuyên môn và các vấn đề chung; gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp; phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch được đóng dấu xác nhận;

+ Được quyền bảo lưu ý kiến của mình.

- Ủy viên phản biện có trách nhiệm và quyền hạn:

+ Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;

+ Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến phản biện bằng văn bản gửi cho cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp;

+ Được nhận thù lao phản biện quy hoạch theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào