Biện pháp khắc phục hậu quả với vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 145/2016/NĐ-CP quy định rõ những biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực chứng khoán, cụ thể:
- Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) và tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc; buộc thu hồi số cổ phiếu phát hành thêm;
- Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng;
- Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
- Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký;
- Buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai;
- Buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm;
- Buộc chuyển nhượng chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định;
- Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi mục đích, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán;
- Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn, chứng khoán, vị thế giao dịch;”
- Buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về biện pháp khắc phụ hậu quả trong lĩnh vực chứng khoán. Để tìm hiểu rõ hơn về những quy định này, anh/chị có thể tham khảo tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 145/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Nguyễn Thị Ân