Có bắt buộc đồng ý từ người bệnh, đại diện người bệnh khi phẫu thuật?
Tại Điều 61 Luật khám chữa bệnh 2009, có quy định:
- Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh, trừ trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.
- Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. Và cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.-> Thì trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản.
- Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.
=> Vậy nên, theo quy định trên khi thực hiện việc phẫu thuật bắt buộc phải nhận được sự đồng ý từ người bệnh hoặc đại diện người bệnh trừ trường hợp không thể có ý kiến từ người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải quyết định vấn đề phẫu thuật hay không.
Trong trường hợp, khi thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa mà không được sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh sẽ bị áp dụng mức xử phạt tại Điểm a Khoản 5 Điều 30 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa mà không được sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, trừ trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh mà nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật