Cố tình khai sai tên trong biên bản xử phạt vi phạm giao thông có bị gì không?
Khoản 2 Khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
- Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
- Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Như vậy việc lập biên bản vi phạm hành chính phải được ghi rõ ngày, tháng, họ, tên, địa chỉ trường hợp khi lập biên bản xử phạt. Do đó, việc bạn khai sai thông tin cá nhân thì gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc giải quyết cho cơ quan có thẩm quyền.
Để nhận lại xe, bạn phải làm đơn xin xác nhận tên tuổi, địa chỉ, hộ khẩu thật. Phương tiện bị tạm giữ lâu hơn đồng nghĩa với số tiền lưu kho tăng. Hành vi khai không đúng sự thật của bạn không chỉ gây phiền toái cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến việc giải quyết công việc của cơ quan chức năng. Do đó, bạn cần phải làm việc trực tiếp với bên cơ quan công an ra đã lập biên bản xử phạt hành chính để xác nhận lại thông tin sai sót trong quá trình khai báo. Thông thường thì bạn sẽ phải xin xác nhận tên, tuổi, địa chỉ, hộ khẩu chính xác và chứng minh phương tiện vi phạm thuộc quyền sở hữu của bạn để được giải quyết.
Về hành vi không mang giấy tờ xe và không có bằng lái xe, bạn có thể bị phạt như sau:
- Mức phạt với lỗi không mang theo giấy tờ xe: được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt cụ thể là phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.
- Mức phạt đối với hành vi không có giấy phép lái xe: được quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Nguyễn Thị Ân