Xác định phạm vi ba đời trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
Căn cứ Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình theo đó cấm các hành vi sau đây:
...
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Mặt khác, trên tinh thần Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP (đã hết hiệu lực) hướng dẫn Luật Hôn nhân gia đình có hướng dẫn về cách xác định những người có họ trong phạm vi ba đời như sau:
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này vì bố bạn mà người chú họ của bạn không phải là cùng một cha nói cách khác là không cùng một gốc sinh ra nếu xét đến đời bạn đã là đời thứ tư, theo đó quan hệ giữa bạn và người kia không được xem là trường hợp có quan hệ trong phạm vi ba đời.
Do vậy hai bạn có thể hoàn thực hiện thủ tục kết hôn nếu đáp ứng được các điều kiện đăng ký tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 mà không phải lo lắng việc bị các chế tài xử phạt của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật