Trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 9 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
- Điều 22 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Trách nhiệm và quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:
- Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
+ Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Lập các báo cáo sau:
++ Báo cáo định kỳ hàng năm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo Mẫu số 02 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường (trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt) nhận trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo;
++ Báo cáo đột xuất về tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
++ Lập Biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt; nhật ký vận hành các hệ thống, thiết bị cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế được thu hồi từ chất thải rắn sinh hoạt (nếu có);
++ Lưu trữ với thời hạn 05 năm các hợp đồng, biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt, nhật ký vận hành, tài liệu có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;
+ Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt hoặc phát sinh chất thải nguy hại tại cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
+ Bảo đảm hệ thống, thiết bị xử lý chất thải rắn sinh hoạt (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt, sau đây gọi chung là xử lý chất thải rắn sinh hoạt) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại điểm c Phụ lục II Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này
- Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có quyền:
+ Được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ xử lý chất thải rắn theo hợp đồng đã ký kết;
+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật