Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 7 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/07/2019.
- Điều 19 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Công tác lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:
- Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
+ Công nghệ chế biến phân hữu cơ;
+ Công nghệ đốt;
+ Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh;
+ Các công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, sản xuất sản phẩm từ các thành phần có ích trong chất thải rắn sinh hoạt;
+ Các công nghệ khác thân thiện với môi trường.
- Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các tiêu chí sau:
+ Về công nghệ:
- Khả năng tiếp nhận các loại chất thải rắn sinh hoạt, khả năng linh hoạt, phù hợp về quy mô, mở rộng công suất xử lý;
- Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị; tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;
- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực của nguồn nhân lực tại địa phương.
+ Về môi trường và xã hội:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Tiết kiệm diện tích đất sử dụng;
- Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý;
- Đào tạo, sử dụng nhân lực tại địa phương.
+ Về kinh tế:
- Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ công nghệ xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chí cụ thể; thẩm định, đánh giá, công bố công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật