Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 4 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
- Điều 16 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Trách nhiệm của tố chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:
- Thực hiện việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
- Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
- Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán toàn bộ chi phí theo hợp đồng dịch vụ.
- Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt (trừ hộ gia đình, cá nhân) chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng sau:
+ Cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý và xử lý có chức năng phù hợp;
+ Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng quy định tại Điều 18 Nghị định này; tổ chức thực hiện nhiệm vụ dịch vụ công ích thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
- Trường hợp chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng thì phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phải phù hợp với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc giấy tờ tương đương;
+ Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường (trừ chất thải rắn sinh hoạt thuộc nhóm hữu cơ dễ phân hủy phát sinh từ các phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi).
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật