Thả tôm hùm đất xuống sông có bị xử phạt?
Thời gian gần dây báo đài cũng đưa tin và xác định đây là sinh vật ngoại lai.
Theo phân tích của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại là trái với quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, Khoản 1 Điều 52 Luật Đa dạng sinh học năm 2008 quy định:
- Việc nuôi trong loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được UBND cấp tỉnh cấp phép.
Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường :
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.
Đối với các hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn, tùy mức độ thiệt hại thì mức xử phạt sẽ tăng nặng theo quy định tại Khoản 3, Điều 43 Nghị định này.
Tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản quy định:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Nuôi các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng hoặc không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật".
Như vậy, đối với tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai và chưa có kết quả khảo nghiệm thì việc nuôi, cấy với mục đích thương mại là không được phép. Đồng thời việc phóng sinh các sinh vật này xuống sông sẽ bị xử phạt với các mức phạt nêu trên tùy vào mức độ nghiêm trọng và thiệt hại gây ra.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật