Trưng cầu giám định theo Luật tố cáo được quy định ra sao?
Trưng cầu giám định theo Luật tố cáo được quy định quy định tại Điều 15 Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo (có hiệu lực 28/5/2019), cụ thể như sau:
- Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo thì người giải quyết tố cáo quyết định việc trưng cầu giám định.
- Việc trưng cầu giám định được thực hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn đề nghị gửi kết luận giám định. Văn bản trưng cầu giám định được gửi cho người giải quyết tố cáo, người tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Văn bản trưng cầu giám định thực hiện theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp giao cơ quan thanh tra nhà nước xác minh nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan thanh tra nhà nước quyết định việc trưng cầu giám định.
- Cơ quan, tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định.
- Thời gian giám định không tính vào thời hạn giải quyết tố cáo.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật