Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 45/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/8/2019) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
1. Các hình thức xử phạt chính
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; thẻ hướng dẫn viên du lịch; quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; quyết định công nhận điểm du lịch; quyết định công nhận khu du lịch; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả; thẻ hướng dẫn viên du lịch giả; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch giả.
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì tùy vào mức độ vi phạm của tổ chức các nhân mà có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau có thể bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật