Không xin phép xây dựng hàng rào tại khu đô thị có bị xử phạt?
Về việc xây dựng hàng rào có phải xin phép xây dựng không?
Nếu việc xây dựng tường rào tại khu đô thị thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp vì không thuộc trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng quy định tại khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng 2014.
Do vậy, bạn cần phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại nơi bạn xây dựng tường rào, cấp giấy phép xây dựng mới theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014. Theo thông tin về địa điểm xây dựng tường rào trên đất ở của bạn chưa cụ thể tại phường nào, tại đường, phố nào trong khu đô thị nên bạn cần căn cứ vào quy định tại Quyết định của UBND tỉnh về quy định phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh để xác định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng mới cho bạn.
Về mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt như sau:
Căn cứ Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Như vậy, với hành vi thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, cụ thể là xây dựng hàng rào tại khu đô thị, thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời về thẩm quyền xử phạt thì nếu mức phạt ở mức 10.000.000 đồng thì Chủ tịch UBNB phường có quyền xử phạt, và thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND quận nếu mức phạt cao hơn (Điều 76, 77 Nghị định 139/2017/NĐ-CP). Đồng thời sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình thi công trái phép theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật