"Câu trộm điện" sẽ bị xử phạt thế nào?
Theo Khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực 2004, hành vi của người hàng xóm là hành vi trộm cắp điện, là một trong những hành vi bị luật cấm trong việc sử dụng điện.
Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi thì bên bán điện được ngừng cung cấp điện đối với hành vi trộm cắp điện bên mua.
Bên cạnh đó, Điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2013/TT-BCT quy định trình tự ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật như sau:
Trường hợp bên mua điện thực hiện hành vi quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực (hành vi trộm cắp điện), bên bán điện được ngừng cấp điện ngay sau khi Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ- CP);
Như vậy, việc công ty điện lực ngừng cung cấp điện cho gia đình nhà hàng xóm sau khi đã lập biên bản xử lý hành chính là đúng với quy định của pháp luật.
Điều kiện để được cấp điện trở lại được quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư 30/2013/TT-BCT như sau:
Bên mua điện đã thực hiện đầy đủ quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đã chấm dứt hành vi vi phạm, đã tiến hành khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra và đã thanh toán đầy đủ chi phí ngừng và cấp điện trở lại cho bên bán điện đối với trường hợp ngừng cấp điện theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này.
Do đó, để được sử dụng điện trở lại,người hàng xóm phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định như trên.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Nguyễn Thị Ân