Nhân viên thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp độc hại?

Nhân viên thiết bị trường học tiếp xúc với hóa chất có được hưởng phụ cấp độc hại không?

Phụ cấp độc hại là phụ cấp cho người làm trong các ngành nghề độc hại, đây là ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động, do đó, để đảm bảo được lợi ích của họ thì nhà nước có quy định về phụ cấp độc hại nhằm hỗ trợ cho người lao động.

Danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" được ban hành kèm Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH.

Theo Thông tư 07/2005/TT-BNV thì: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:

1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Căn cứ Quyết định 1916/QĐ-TTg năm 2017 thì mức lương cơ sở mới từ ngày 01/7/2018 là 1,39 triệu đồng.

Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điểm 1 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành, theo đó: 

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004

1

0,1

139.000 đồng

2

0,2

278.000 đồng

3

0,3

417.000 đồng

4

0,4

556.000 đồng

 

Như vậy, trường hợp bạn là nhân viên phòng thiết bị nếu có làm việc trực tiếp với hóa chất độc hại thì có thể đề nghị nhà trường làm hồ sơ xin hưởng chế độ.

Trân trọng! 

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào