Kinh doanh thêm đồ ăn vặt thì phải thực hiện những gì?
Theo như nội dung bạn cung cấp có thể thấy 02 vấn đề sau đây:
Nếu mặt bằng đồng thời thuộc quyền sở hữu của bạn thì bạn được tự do làm những gì mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên nếu mặt bằng bạn thuê lại thì bạn phải tuân thủ theo thỏa thuận trong HĐ về mục đích sử dụng, cụ thể tại Điều 480 Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích
1. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
2. Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Do đó, khi ký HĐ thuê với chủ nhà, bạn có thỏa thuận về việc làm quảng cáo thì khi muốn buôn bán đồ ăn vặt bạn cũng cần thông báo đến chủ nhà để được chấp thuận.
Về việc buôn bán đồ ăn vặt và có địa điểm cụ thể thì phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Từ đó xác định nghĩa vụ đóng thuế của bạn đối với hộ kinh doanh cá thể. Đồng thời khi kinh doanh, bạn cần tuân thủ quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè để tránh bị phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật