Nhà thầu thứ hai có được thực hiện gói thầu khi người trúng thầu bỏ thầu?
Về việc bạn hỏi, cần phải xác định gói thầu này được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu hạn chế hay đấu thầu rộng rãi.
Theo như nội dung bạn cung cấp, có thể thấy gói thầu này có ít hơn 03 nhà thầu tham gia, Đối với các hình thức đấu thầu liên quan đến số lượng nhà thầu tối thiểu phải tham gia đấu thầu thì tại khoản 4 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
- Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì phải xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:
+ Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới;
+ Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.
Theo quy định này gián tiếp đưa ra tối thiểu 3 nhà thầu trong các hình thức đấu thầu: chào hàng cạnh tranh, đấu thầu hạn chế hay đấu thầu rộng rãi. Đối với trường hợp của một nhà thầu thì chưa đủ điều kiện để thực hiện đấu thầu theo các hình thức trên, và để đáp ứng điều kiện cần thiết thì nếu ít hơn 3 nhà thầu thì có thể giải quyết bằng cách gia hạn thời gian nộp hồ sơ để đóng thầu hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới. Như vậy, nếu trong trường hợp có ít hơn 3 nhà thầu tham dự thì trước tiên cần phải tiến hành thủ tục gia hạn trên.
Đối với trường hợp mở thầu ngay khi vẫn không đủ điều kiện tối thiểu 3 nhà thầu theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì chỉ được xem xét để áp dụng trong trường hợp sau:
- Gói thầu đang có yêu cầu gấp về tiến độ và nhằm phục vụ một mục tiêu quan trọng không thể không đáp ứng.
- Nhà thầu phản ứng với bên mời thầu hoặc có thông tin rằng một số nhà thầu (tuy mua hồ sơ mời thầu không có khả năng tham gia hoặc không muốn tham gia đấu thầu do những lý do riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì yêu cầu tối thiểu phải có 3 nhà thầu tham gia đấu thầu đối với các hình thức đấu thầu là bắt buộc. Việc có ít hơn 3 nhà thầu tham gia đấu thầu mà tiến hành mở thầu ngay chỉ áp dụng trong các trường hợp nêu trên. Từ đó, cần phải xác định lại gói thầu trên đã được thực hiện đúng hình thức theo quy định của pháp luật chưa.
Đặt trường hợp gói thầu này đã được thực hiện theo đúng hình thức thì khi nhà thầu trúng thầu bỏ thầu thì Khoản 11, 13 Điều 117 Nghị định 63/2017/NĐ-CP hướng dẫn xử lý như sau:
11. Trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì chủ đầu tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó, phần khối lượng công việc chưa thực hiện được áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác trên cơ sở bảo đảm chất lượng, tiến độ của gói thầu. Giá trị phần khối lượng công việc chưa thực hiện giao cho nhà thầu mới được tính bằng giá trị ghi trong hợp đồng trừ đi giá trị của phần khối lượng công việc đã thực hiện trước đó. Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, người có thẩm quyền phải bảo đảm nhà thầu được chỉ định có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc còn lại của gói thầu. Trường hợp việc thực hiện hợp đồng chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu thì không được phép chấm dứt hợp đồng để thay thế nhà thầu khác. Trường hợp phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm để thay thế nhà thầu mới, trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm, chủ đầu tư phải gửi thông báo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu; trong thông báo phải nêu rõ lý do nhà thầu vi phạm dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng, hình thức lựa chọn nhà thầu thay thế, tên nhà thầu được chỉ định trong trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu.
13 Trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu trúng thầu không đáp ứng điều kiện về năng lực kỹ thuật, tài chính quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Luật Đấu thầu thì mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng. Trong trường hợp này, nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải khôi phục lại hiệu lực của hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu trong trường hợp hồ sơ dự thầu hết hiệu lực và bảo đảm dự thầu của nhà thầu đã được hoàn trả hoặc giải tỏa.
Như vậy, về nguyên tắc, khi nhà thầu thứ nhất vì lý do nào đó mà bỏ thầu thì người có thẩm quyền có quyền chọn nhà thầu thứ 2 để tiếp tục công việc. Tuy nhiên, hợp đồng giữa chủ thầu và nhà thầu thứ 2 phải được thương thảo lại. Từ đó có thể nhận định, tuy bệnh viện yêu cầu bệnh đóng thầu 32 triệu như nhà thầu thứ nhất, nhưng bạn có quyền thỏa thuận lại HĐ với bệnh viện. Khi nào 02 bên thống nhất được và ký HĐ thì mới chính thức xác nhận vai trò nhà thầu của bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật