Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
- Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Công tác đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:
- Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
+ Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường
+ Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh có các nội dung quy định tại Điều 30 Luật bảo vệ môi trường và phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.
- Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này và chỉ được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật