Cá nhân có được mua bán quyền đòi nợ?
Căn cứ Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền mua bán tài sản như sau:
1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Theo nội dung của quy định trên, quyền đòi nợ được pháp luật xem là quyền tài sản và có thể mua bán. Do đó, việc ông Linh bán khoản nợ của ông cho người đòi nợ là phù hợp với quy định của pháp luật. Từ đó, nghĩa vụ trả nợ của ông đối với ông Linh được chuyển giao sang cho người đòi nợ. Kể từ thời điểm giấy mua bán nợ được ký kết thì ông chỉ còn nghĩa vụ trả nợ đối với người mua khoản nợ của ông, điều này đồng nghĩa với việc nghĩa vụ của ông đối với ông Linh đã chấm dứt. Như vậy, ông phải thanh toán khoản nợ trên cho người đã mua khoản nợ.
Tuy nhiên theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Theo quy định của pháp luật, lãi suất vay không quá 20%/năm trong khi lãi suất đối với khoản nợ của ông là 36%/năm. Như vậy, có thể thấy dấu hiệu vi phạm quy định của luật về lãi suất. Từ đó ông có thể yêu cầu chỉ trả gốc và lãi được tính lại theo lãi suất tối đa 20%/năm. Nếu không đạt được thỏa thuận, ông có thể khiếu nại đến cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật