Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng Cơ quan điều tra viện kiểm sát trong hoạt động quản lý, điều hành,
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Quyết định 193/QĐ-VKSTC 2019 Quy chế hoạt động Cơ quan điều tra viện kiểm sát quy định Trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, thủ trưởng cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
Trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quản lý, chỉ đạo, điều hành Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, các quy định, quy chế của Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Phân công, ủy quyền cho Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện các công việc cụ thể theo quy định của pháp luật, quy chế, quy định của Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra hoặc các vấn đề khác do Lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương phân công;
- Trực tiếp chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ, nghiên cứu đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết;
- Chủ trì giao ban, các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của Cơ quan điều tra; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra;
- Đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trong thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ liên quan đến hoạt động của Cơ quan điều tra theo yêu cầu của cấp trên; phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự;
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương phân công.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà anh/chị thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật