Công tác tại vùng khó khăn bao lâu sẽ nhận được tiền trợ cấp chuyển vùng?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP có quy định:
Điều 6. Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp.
Và tại Điều 2 có quy định:
Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
- Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, những người thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp chuyển vùng khi chuyển đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được nhận trợ cấp chuyển vùng, nhưng để nhận được trợ cấp chuyển vùng những đối tượng đó phải công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam.
Vậy nên những người nếu không đáp ứng về thời gian công tác nói trên sẽ không được nhận trợ cấp chuyển vùng lần đầu.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn
Thư Viện Pháp Luật