Thanh lý xe máy không chính chủ
Theo Điều 194 Điều 195 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Còn người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Như vậy, bạn nhận cầm đồ xe máy. Vì đây là tài sản có đăng ký quyền sở hữu nên khi nhận cầm đồ, bạn phải biết người cầm đồ có phải là chủ sở hữu của chiếc xe không. Nếu không phải là chủ sở hữu thì phải có văn bản ủy quyền của chủ sở hữu. Nếu những chiếc xe máy bạn nhận cầm đồ là không chính chủ và không có giấy ủy quyền thì giao dịch đó trái pháp luật do vi phạm quyền định đoạt của chủ sở hữu. Do đó, giao dịch giữa bạn và người cầm đồ bị vô hiệu. Khi đó, bạn phải trả lại chiếc xe máy cho người cầm đồ và người cầm đồ trả lại số tiền đã nhận từ bạn theo Khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015:
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Nếu bạn cố tình bán chiếc xe máy đi thì bạn đã vi phạm pháp luật do đã xâm phạm quyền của chủ sở hữu chiếc xe máy. Khi đó, nếu chủ sở hữu của chiếc xa máy phát hiện ra và chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của mình thì họ có thể đòi lại tài sản của mình từ người mà bạn đã bán cho và bạn phải bồi thường thiệt hại cho người đó.
Mặt khác, nếu người thực hiện giao dịch với bạn có văn bản ủy quyền hợp pháp của chính chủ sở hữu chiếc xe thì giao dịch dân sự có hiệu lực.Bạn có quyền định đoạt đối với những chiếc xe máy này.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn.
Trân trọng!
Nguyễn Thị Ân