Giành quyền nuôi con theo bản án đã tuyên

Cho em xin hỏi việc này được không ạ. Hiện Em và Chồng đã Ly hôn được hơn một tháng (Phúc Thẩm). Theo quyết định thì Em đã được quyền nuôi con. Nhưng bên Gia đình Chồng Em vẫn không chịu giao trả con. Từ lúc ly hôn em nộp đơn đến giờ đã hơn 1 năm rồi nhưng tháng trước mới giải quyết xong. 1 năm nay em chưa được gặp con của Em. Lúc gia đình bên Chồng em xuống nhà Ngoại bắt đi là bé mới chưa được 2 tuổi. Ngoài mặt thì nói cho thăm nhưng lúc nào cũng ngăn cấm. Có lần e và ba mẹ ruột lên thăm còn bị hành hung. Em cứ tưởng tòa ra quyết định là xong nhưng giờ lại còn phải chờ bên thi hành án giải quyết. 1 tháng nay nhưng em vẫn chưa nghe thông báo gì. Thử hỏi một người mẹ mà cả năm không được gặp con mình thì sẽ như thế nào. Giờ Em chẳng biết làm gì chỉ mong Anh chị cho em xin ý kiến ạ .

Theo Khoản 11 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì đối với bản án dân sự phúc thẩm thì Tòa án đã ra bản án phải chuyển giao bản án đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, hiện chỉ mới 1 tháng trôi qua thì cơ quan thi hành án có thể chỉ mới tiếp nhận bản án và chưa thể giải quyết ngay được. Nếu cảm thấy lo lắng thì bạn cũng có thể viết đơn yêu cầu thi hành án.

Khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định:

1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.

Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

e) Ngày, tháng, năm làm đơn;

g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.

4. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.

...

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giành quyền nuôi con khi ly hôn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào