Con trai bán xe đạp, cha mẹ có thể lấy về không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Đồng thời căn cứ Điều 125 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:
- Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.
Theo Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Như vậy, giao dịch mua bán giữa con trai anh/chị và chủ cửa hàng xe đạp đủ căn cứ để có thể tuyên vô hiệu, với hậu quả pháp lý là các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Anh sẽ có đủ căn cứ để yêu cầu người đã mua xe trả lại xe và trả lại số tiền 02 triệu đồng cho người đó.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật