Những trường hợp nào phải đóng thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh?
Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì đối tượng kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh: Là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng tiếp tục tỉnh mà không lập đơn vị trực thuộc đơn vị giao cho đơn vị ở địa phương. – Là doanh nghiệp kinh doanh có các tỉnh phụ thuộc các tỉnh khác nhưng không thực hiện kế toán hạch toán, không khai thuế.
Từ năm 2015 khi doanh nghiệp có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tinh thì phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh theo quy định như sau:
– Nếu giá trị công trình đó bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên thì phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh theo mức quy định sau đây:
+ Đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10% thì khai thuế GTGT tạm tính cho cơ quan thuế địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt theo tỷ lệ 2%.
+ Đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5% thì khai thuế GTGT tạm tính cho cơ quan thuế địa phương có công trình xây dựng, lắp đặt theo tỷ lệ 1%.
– Nếu giá trị công trình dưới 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh.
Ví dụ:
Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, có công trình xây dựng tại Nghệ An, Thái Bình. Ở Nghệ An và Thái Bình công ty A không thành lập đơn vị trực thuộc.
– Tại Nghệ An công ty A có hoạt động xây dựng với tổng giá trị đã bao gồm thuế GTGT là 1,65 tỷ đồng thì công ty A phải nộp thuế GTGT vãng lai cho cơ quan thuế tại Nghệ An là:
1,5 x 2% = 0,03 tỷ đồng
– Tại Thái Bình công ty A có hoạt động xây dựng với tổng giá trị đã bao gồm thuế GTGT là 990 triệu đồng thì công ty A không phải nộp thuế GTGT vãng lai cho cơ quan thuế tại Thái Bình.
Ngoài các thuế GTGT vãng lai ở ngoại tỉnh, nếu doanh nghiệp có các hoạt động mua bán xuất khẩu thì phải nộp thuế theo quy định của luật thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp,...
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc