Kiện đòi bồi thường tai nạn giao thông
Tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...
Về xác định thiệt hại:
Tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 thì Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Trong trường hợp này chiếc xe (phương tiện gây tai nạn) là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Về mức bồi thường, vì đây là quan hệ dân sự nên pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, thiệt hại được xác định bao gồm chi phí hợp lý cho việc sửa chữa xe ô tô. Do đó, nếu bạn cảm thấy mức bồi thường 50-55% chi phí sửa chửa là chưa thỏa đáng thì có thể thương lượng lại với bên gây tai nạn.
Nếu không thống nhất được mức bồi thường bạn cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nơi người gây tai nạn cư trú để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên phương án này sẽ làm tốn kém thời gian, công sức của các bên. Do đó, thỏa thuận vẫn là phương án ưu tiên hàng đầu.
Trân trọng!