Thẩm phán là chủ nợ của công ty mở thủ tục phá sản, có phải thay đổi không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Luật phá sản 2014 quy định về các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản như sau:
1. Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
a) Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
b) Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
c) Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
d) Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
đ) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, nếu thông tin được cung cấp là chính xác thì theo quy định của pháp luật, ông Tú vừa là thẩm phán giải quyết thủ tục phá sản đối với công ty XNC, vừa là chủ nợ của công ty thì có thể xác định ông Tú có thể đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản hoặc không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Về thẩm quyền của người ra quyết định thay đổi thẩm phán đối với ông Tú được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật phá sản 2014 như sau:
- Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.
Do đó, thẩm quyền thay đổi thẩm phán giải quyết vụ việc đối với ông Tú là Chánh án TAND cấp tỉnh nơi TAND huyện Cai Lậy trực thuộc.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật