Các hình thức thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Tìm hiểu quy định của pháp luật về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu. Có thắc mắc sau tôi chưa nắm rõ mong nhận phản hồi. Thắc mắc có nội dung: Các hình thức thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu bao gồm những hình thức nào?

Các hình thức thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu quy định tại Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:

1. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:

a) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP: áp dụng đối với cơ sở không thuộc khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm chưa có Giấy chứng nhận ATTP; bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP; có Giấy chứng nhận ATTP nhưng còn hiệu lực ít hơn 06 tháng; thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận ATTP trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư này.

b) Thẩm định bổ sung Danh sách xuất khẩu: áp dụng đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản 1 Điều này và chưa có tên trong Danh sách xuất khẩu.

2. Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP: áp dụng đối với cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp:

a) Cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP: thẩm định sau khi cơ sở gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: thẩm định không báo trước với tần suất: Cơ sở hạng 1, hạng 2: 01 lần trong 18 tháng; cơ sở hạng 3: 01 lần trong 12 tháng.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào