Thỏa thuận bằng tin nhắn có được chấp nhận khi xảy ra tranh chấp?
Căn cứ Điều 361 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ như sau:
1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Từ đó có thể xác định việc bong tróc sơn sau khi bàn giao căn nhà của bạn là thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ của bên xây dựng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ tại Điều 360 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên xây dựng có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bạn. Nếu không đạt được thỏa thuận, bạn có thể khởi kiện tại tòa án theo vụ án dân sự. Việc xác định bằng chứng về giao kết hợp đồng được xác định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Vậy, việc thỏa thuận thông qua tin nhắn từ ứng dụng Zalo của bạn và bên xây dựng có thể được xem như là giao dịch bằng văn bản. Bạn có thể đưa ra đoạn tin nhắn tổng hợp yêu cầu của bạn để làm căn cứ rõ nhất cho giao dịch giữa bạn và bên xây dựng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật