Nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
Căn cứ Điều 26 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định về nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia như sau:
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến, tình hình quản lý bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước;
b) Đánh giá hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học nói chung và các khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tình hình thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ trước;
c) Đánh giá tình hình quản lý đa dạng sinh học nói chung và tình hình quản lý các khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Phân tích, đánh giá, dự báo các áp lực và xu hướng tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học;
đ) Phân tích, đánh giá nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Xây dựng quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn các khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;
c) Xác định nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong thời kỳ quy hoạch.
3. Xác định tên gọi, vị trí địa lý, quy mô diện tích, loại hình, mục tiêu, chế độ và phân cấp quản lý đối với các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án quan trọng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
5. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
6. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia quy định tại mục VII Phụ lục I của Nghị định này.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật