Xử phạt ra sao đối với việc buôn bán thịt không rõ nguồn gốc?
Đối với hành vi mà bạn cung cấp thông tin có thể xác định rằng phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và thú y. Cụ thể Điều 17 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh như sau:
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, thuê, mượn Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
Như vậy hành vi trên về phía người buôn bán thịt lợn sẽ bị phạt từ 4 triệu đến 5 triệu đồng, tịch thu giấy chứng nhận kiểm dịch, và buộc khắc phục hậu quả. Về phía người cho thuê, cho mượn giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 6 triệu đồng, tịch thu giấy chứng nhận kiểm dịch và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật