Hiệu lực của văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Xin chào, cho mình hỏi. Giấy đất nhà mình lúc trước ba mẹ mình đứng tên, sau đó chuyển lại cho bà nội mình đứng tên. Bây giờ bà nội mình chết rồi, bà nội có 7 người con, 4 người định cư ở nước ngoài. Ba mình có ký không nhận di sản thừa kế rồi. Bây giờ có hủy được không?

Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Từ chối nhận di sản:

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Theo Điều 117 Bộ luật này thì:

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Như vậy, việc bố bạn ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải do chính bố bạn tự nguyện, không bị ép buộc thì văn bản mới có giá trị. Ở đây, theo trình bày thì bố bạn bị tai biến, có chứng nhận của bác sỹ, bị những người thừa kế khác ép buộc ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, do đó, trong trường hợp này văn bản sẽ không có giá trị.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Từ chối nhận di sản thừa kế

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào