Mức phụ cấp đối với nhân viên thư viện trường học
Theo Mục II Thông tư 26/2006/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa-Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức ngành Văn hóa- Thông tin thì mức phụ cấp hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
- Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;
- Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;
Theo Thông tư 07/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức thì Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
Từ hai văn bản trên có thể thấy, mức phụ cấp tối đa là hệ số 0,2. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào yếu tố độc hại, nguy hiểm mà có thể bị xét ở mức thấp hơn. Những yếu tố này một phần lớn phụ thuộc vào môi trường làm việc, cơ sở hạ tầng nơi làm việc. Vì vậy, Công văn số 258/SGDĐT-TCCB có thể đã căn cứ vào Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông để xác định mức độ độc hại, nguy hiểm và chia thành 02 mức phụ cấp.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật