Chủ sổ tiết kiệm bị mất nhận thức, người thân có thể rút tiền không?

Xin chào anh, chị. Chuyện là gia đình của em, ba em có gởi tiết kiệm ở ngân hàng Agribank 03 sổ tiết kiệm. Hiện giờ ba bị tai nạn không còn tiền chạy chữa và đã mất nhận thức, bị tai biến. Xin anh chị tư vấn thủ tục để em rút tiền về lo lắng cho ba em trong những ngày cuối đời. Em xin cám ơn.

Về việc người đứng tên sổ tiết kiệm bị mất nhận thức không thể thực hiện rút tiền. Ngân hàng đưa ra 02 giải pháp sau đây:

1/ Thực hiện đăng ký đồng sổ hữu đối với sổ tiết kiệm: Nếu trong gia đình em có người đồng sỡ hữu trên sổ tiết kiệm với ba em thì người đó sẽ có quyền rút một phần hoặc toàn bộ tiền tiết kiệm tùy thuộc vào thỏa thuận ban đầu khi mở sổ.

2/ Thực hiện lập giấy ủy quyền trong việc rút tiền khi mở sổ: Trên giấy ủy quyền có các nội dung chính như thông tin chủ sở hữu tài khoản, thông tin người được ủy quyền, nội dung ủy quyền (ví dụ như rút lãi định kỳ, rút một phần vốn gốc, rút toàn bộ vốn gốc…), thời hạn ủy quyền.

Nếu văn bản này được lập tại ngân hàng và có sự chứng kiến của người có thẩm quyền trong ngân hàng thì tờ giấy này không cần phải đi công chứng tại UBND phường hoặc tại phòng công chứng. Tuy nhiên, người gửi tiền phải đọc thật kỹ về các quy định ủy quyền trong mẫu giấy này để nắm thật rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong văn bản ấy.

Nếu cả 02 cách trên mà gia đình em đã không thực hiện khi mở sổ tiết kiệm hoặc trước khi ba e bị mất ý thức thì Vợ của người đứng tên sổ tiết kiệm- tức mẹ em phải thực hiện gửi đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với ba của em. Sau đó mẹ em gửi cho ngân hàng quyết định của tòa án, các hóa đơn viện phí, hóa đơn chữa bệnh của ba em để yêu cầu ngân hàng rút số tiền trên từ sổ tiết kiệm của ba em. Căn cứ theo quy định của Khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự 2015 về quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:

- Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ tiết kiệm

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào