Làm hỏng bảo vật quốc gia thì xử phạt như thế nào?
Theo như nội dung được cung cấp, ông An là họa sĩ chuyên ngành tranh bột trên giấy nhưng lại được mời về bảo dưỡng cho các bức tranh trong danh mục của bảo tàng.
Như vậy, sự kiện pháp lý là ông An làm hỏng bức tranh sơn dầu cần được xem xét và đánh giá lại quy trình, mức độ thiệt hại và lỗi của các bên liên quan trong quá trình bảo dưỡng. Trong trường hợp lỗi được xác định thuộc về ông An, hành vi trên có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 178 Bộ Luật hình sự 2015 như sau:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;
+ Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
+ Để che giấu tội phạm khác;
+ Vì lý do công vụ của người bị hại;
+ Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Do bức tranh sơn dầu được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia nên hành vi của ông sẽ được điều chỉnh bởi quy định trên và mức xử phạt là từ 02 đến 07 năm tù giam.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật